Khi những cơn gió mùa hạ khẽ rung lên, hòa quyện với hương thơm của những bông sen rực rỡ bên hồ, thì trên đường phố băng rôn, biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Đó là lúc cả nước đang chào đón ngày lễ kỉ niệm trọng đại của đất nước - Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Còn riêng người dân xứ Lệ quê tôi lại kính cẩn nghiêng mình, tưởng nhớ đến vị anh hùng - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trên
mảnh đất Lệ Thủy đầy nắng gió, chính mảnh đất khô cằn ấy đã nuôi dưỡng người
con anh dũng, làm nên lịch sử, chấn động địa cầu. Vốn
là một thầy giáo dạy sử, ông trở thành “người anh Cả” của lực lượng vũ trang
Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân
Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy
nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng quan trọng
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ đã làm thay đổi lịch sử nước nhà, ghi thêm một trang sử hảo
hùng và oanh liệt như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thời đại Hồ
Chí Minh. Chiến dịch này mang đậm dấu ấn về tài thao lược của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, một nhà chiến lược, một chỉ huy quân sự lỗi lạc. Tên tuổi, sự nghiệp của đại tướng đã trở thành một huyền thoại,
là sự ngưỡng mộ, kính mến của toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới
Có lẽ
trong suốt cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết định thay đổi
phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến
chắc” được coi là quyết định khó khăn nhất - như chính ông cũng từng thừa nhận.
Quyết định đó thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân;
nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh về “đánh chắc thắng;” thể hiện tính nhân văn của một vị tướng “dĩ công vi
thượng”, luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập
thể vì lợi ích chung.
Điều Đại tướng trăn trở không chỉ vì những lời Chủ tịch Hồ Chí
Minh dặn “Chiến dịch này rất quan trọng, chỉ được đánh thắng, không chắc thắng
thì không đánh,” mà còn vì trách nhiệm trước xương máu của chiến sỹ. Ba phần tư
lực lượng cơ động chiến lược của Bộ Thống soái đã dồn lên chiến trường. Nếu
chiến dịch không thắng, hơn bốn đại đoàn chủ lực bị thương vong lớn thì tiền đồ
cuộc kháng chiến sẽ ra sao. Và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng
lợi cuối cùng nhờ vào tài thao lược của Đại tướng, làm chấn động địa cầu như
nhà thơ Tố Hữu khẳng định:
“Chín năm làm
một Điện Biên
Nên vành hoa
đỏ nên thiên sử vàng”
Đại tướng đã ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của triệu triệu
con người Việt Nam, những tiếng nấc nghẹn ngào tiễn biệt người về với quê mẹ
Quảng Bình: “Sau những chuyến đi xa. Hôm
Nay Người trở về quê Mẹ. Với điệu hò khoan xứ Lệ. Về với quê hương Quảng Bình
trăm mến ngàn thương.”
Để
tưởng nhớ Người và những công lao của Đại tướng, thế hệ con cháu hôm nay gắng
sức học tập, làm việc để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.