1. Nước biến sắc
Trong một cốc nước chứa đầy nước, cho vào hai thìa canh sữa bò hoặc nước cơm, khuấy đều. Dùng dây nhỏ quấn chắc một chiếc gương phẳng, rồi treo ngâm vào cốc. Dùng đèn pin vừa lắp pin mới chiếu vào chiếc gương phẳng, quan sát thấy ánh sáng phản xạ lại từ chiếc gương phẳng có mang màu.
Ánh sáng đèn
pin Ánh
sáng phản xạ
Nếu không ngừng thay đổi độ sâu ngâm chiếc gương vào trong nước thì
màu sắc của ánh sáng phản xạ cũng không ngừng biến đổi- khi chiếu gương từ chỗ
nông xuống sâu dần dần thì màu ánh sáng phản xạ cũng thay đổi như nhau: trắng
–vàng - đỏ - đỏ sẫm (đỏ đen).
Ánh sáng trắng là tổng hợp của 7 loại ánh sáng màu và
có độ dài sóng khác nhau(đỏ, cam , vàng, lục, lam, tràm, tím) hợp thành. Trong
những ánh sáng màu tím, lam… có bước sóng khá ngắn, khả năng xuyên thấu kém,
khi qua lớp chất lỏng thì bị những phân tử nước và những hạt nhỏ huyền phù làm
tán xạ, nên không có cách gì xuyên qua lớp nước; còn ánh sáng vàng, cam, đỏ có
bước sóng tưng đối dài, theo thứ tự đó càng về sau bước sóng càng dài hơn bước
sóng của ánh sáng đứng trước nó, khả năng xuyên thấu cũng theo thứ tự mà tăng
lên. Do đó có hiện tượng nêu trên.
2. Lò mặt trời
kiểu nhỏ
Lấy kính phản quang trong đèn pin, đặt dưới nắng trời là có được một mặt trời
kiểu nhỏ - Đừng xem thường nó nhỏ, có thể dùng để đốt cháy một que diêm đấy!
Chỉ cần đặt kính phản quang đối chuẩn với mặt trời, và đặt que diêm vào đúng
tiêu điiểm của kính phản quang thì chỉ lát sau, “bùng” một tiếng, que diêm bật
cháy!
Nếu ánh sáng quá yếu, không dễ làm bùng cháy thì tốt nhất đặt đầu
thuốc của que diêm (đầu đen) vào tiêu điểm của kính phản quang.
Gương lõm có thể hội tụ những tia sáng phản xạ song
song nhau ở trên tiêu điểm của nó, làm cho nhiệt độ ở đầu diêm đặt ở chỗ tiêu điểm
tăng tới trên nhiệt độ cháy của diêm và diêm đã cháy bùng lên.
3. Kính có khoan lỗ nhỏ
Lấy hai lắp hộp nhựa mềm, có đường kính 30-40
milimét, dùng đầu kim nhọn hơ nóng đỏ để đục một lỗ nhỏ (đường kính khoảng 1
milimét) ở giữa một chiếc nắp. Sau đó ở hai bên của mỗi nắp, khoan hai lỗ nhỏ
để luồn dây, làm thành một cặp kính đeo (h.v)
Đeo cặp kính đó lên mắt, bạn sẽ nhìn rõ mọi thứ xung
quanh. Kỳ lạ với cặp kính đó thì người cận thị, viễn thị nặng đến bao nhiêu thì cũng đều có thể nhìn thấy mọi vật rất rõ.

Đây là vận dụng nguyên lý tạo ánh qua lỗ nhỏ. Khi ánh sáng
xuyên qua lỗ nhỏ, cho dù vật hứng sáng ở gần hay xa, thì ảnh của nó vẫn rõ.
Võng mạc mắt ngưòi cũng tựa như màn hứng sáng. Với người mắt bị cận thị thì ánh
thường ảnh rơi vào trước, màn hứng sáng (võng mạc), còn với người bị viễn
thị thì ảnh rơi ra sau màn hứng sáng. ảnh không rơi vào màn hứng sáng thì nhìn
không rõ. Khi mắt kính có đục lỗ nhỏ thì dù cận thị hay viễn thị, ảnh đều có
thể hình thành trên võng mạc, cho nên nhìn được rõ.
4. Trông màu sắc
mà biết sự vật.
Lấy tờ giấy bóng kính màu đỏ che mắt nhìn ra phía ngoài. Ôi! Cả
thế giới đều nhuộm màu đỏ! Trái đất rực lên màu đỏ ánh sắc trời chiếu rọi. Còn
lá cây xanh trong ánh sáng lại trở thành màu đen.
Nếu thay bằng giấy bóng kính có màu xanh lá cây (lục) để che
mắt thì thế giới có sự biến đổi như sau: Vật nào có màu xanh lá cây thì
giảm một chút màu sắc, hiện lên rất sáng; còn đoá hoa màu đỏ hiện nên thành màu
đen, gần như mất đi bối cảnh u ám!
Chọn hai bút chì màu: một chiếc màu đỏ và một chiếc màu xanh da
trời( chọn sao cho màu sắc trùng khớp với màu của giấy bóng kính đỏ và xanh da
trời), viết nhẹ lên giấy hai hàng chữ: “ Tôi là một học sinh giỏi” (dùng bút
chì đỏ mà viết) và: “ Tôi là một học sinh ngoan’’ ( dùng bút chì màu xanh mà
viết).
Khi bạn nhìn qua giấy bóng kính màu xanh da trời, chữ viết
trên giấy trở thành một hàng chữ “Tôi là một học sinh giỏi”; còn khi nhìn qua
giấy bóng kính màu đỏ thì chỉ nhìn thấy chữ màu đen: “ Tôi là một học sinh
ngoan”.
Thực nghiệm này có thành công hay không, yếu tố quan trọng là
màu sắc của giấy bóng kính phải đậm (một tờ chưa đủ đậm thì xếp chồng lên nhau
mấy tờ cùng màu), và nét chữ khi viết nhạt, rộng một chút. Giấy bóng kính màu
là một cái rây (sàng ) ánh sáng (giấy bóng kính màu đỏ chỉ cho ánh sáng màu đỏ
đi qua, giấy bóng kính xanh chỉ cho ánh sáng xanh đi qua); ta gọi đó là tấm lọc
sắc màu, có công dụng rất lớn. Khi chúng ta nhìn tờ giấy trắng đi qua giấy bóng
kính màu xanh lá cây thì giấy có màu xanh lá cây, cho nên với nét bút chì màu
xanh lá cây ta sẽ không nhìn rõ. Mà ánh sáng phản xạ từ những chữ màu đỏ thì
xuyên không qua, do đó hiện ra màu đen trong mắt ta.
Tấm lọc sắc màu rất có ích trong nhiếp ảnh. Khi bạn đứng trên
toà thành cổ, muốn chọn mây trắng làm bối cảnh cho một tấm ảnh chụp (chụp đen -
trắng) thì kết quả thường thất vọng do nhân vật, bối cảnh trên tấm ảnh chụp
được là bầu trời xám xịt, mây trắng ẩn đi đâu?
Những người có kinh nghiệm sẽ khuyên bạn hãy lắp thêm tấm kính
lọc màu vàng ở trên thấu kính (ống kính) của máy ảnh. Làm như vậy bạn sẽ
chụp được tấm ảnh có mây trắng thật đẹp.
Do bầu trời và mây trắng có nhiều đều có màu rất sáng, ánh sáng
chiếu tới làm cho phim ảnh bị lộ sáng quá, cho nên không thể phân biệt
nổi. Tấm lọc màu vàng có thể làm yếu đi ánh sáng xanh (lam) của bầu trời, làm
cho bầu trời có màu xanh nhạt, mây trắng sẽ hiện ra.
Sắc màu thường thường bộc lộ bản lĩnh bên trong của sự vật. Ngọn
lửa cháy càng sáng chứng tỏ nhiệt độ nó càng cao. Nước biển càng xanh chứng tỏ
hải vực càng sâu. Lá càng xanh chứng tỏ sinh trưởng càng tốt. Vệ tinh nhân tạo
có nhiệm vụ chủ yếu là quan sát diện mạo, màu sắc của trái đất, nhờ đó nó có
thể báo trước cho những người trên trái đất biết về tình hình sâu hại mùa màng -
điều mà trên trái đất có dùng kính phóng đại cũng khó tìm ra bóng dáng sâu hại.
Nguyên nhân là vệ tinh nhân tạo có thể phát hiện sự thay đổi
màu sắc của mùa màng, và phân tích sự đổi màu đó, chúng ta có thể phán đoán
phát sinh sâu bệnh hại.
Giáo viên
Võ Đức Thọ