Sau khi được tập huấn về kỹ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra môn vật lí bản thân tôi đã nắm được các bước cơ bản để xây dụng ma trận đề nhưng sau một thời gian tôi thấy mình đã nhớ không thật chính xác, mỗi lần ra đề lại phải mất công tra cứu ở trên mạng. Nay để phục vụ cho việc ra đề kiểm tra học kì tôi xin trích dẫn lại tài liệu tập huấn của Bộ GD - ĐT để các đồng nghiệp cùng tra cứu.
I. Tóm tắt các bước biên soạn một đề kiểm tra
Bước 1: Xác định mục tiêu đề kiểm tra, các chủ đề cần kiểm tra
trong chương trình.
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra (kiểm tra 1 tiết hay học
kì, dạng đề trắc nghiệm hay tự luận, số lượng câu hỏi), từ đó:
- Lựa chọn trọng số
của đề kiểm tra phù hợp với đối tượng HS.
- Lập Bảng trọng số để tính số câu hỏi, số điểm cho các chủ
đề.
Bước 3: Thiết lập khung ma trận: Mô tả yêu cầu cần kiểm tra và
xây dựng nội dung ma trận.
Bước 4: Sử dụng Thư viện câu hỏi, biên soạn câu hỏi theo ma trận.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
Bước 6: Thẩm định, hoàn thiện, bảo quản đề kiểm tra
II. Những điều cần lưu ý:
1. Trọng số của đề kiểm
tra
Một tiết lí
thuyết theo PPCT hiện hành, thông thường có
70% thời gian học tập để hình thành kiến
thức mới (chuẩn cần đạt là Nhận biết, Thông hiểu) và 30% thời gian dành cho
luyện tập, vận dụng củng cố bài học
(chuẩn cần đạt là Vận dụng). Các tiết bài tập, ôn tập, thực hành, .... là thời
gian dành cho HS vận dụng tìm tòi, mở rộng
(chuẩn cần đạt là Vận dụng, Vận dụng cao).
Như vậy trong bài kiểm tra, thời lượng ứng với các mức độ sẽ được tính quy đổi như sau:
- Nhận biết và thông hiểu (BH) chiếm 70% tổng số tiết lí thuyết.
- Vận dụng và vận dụng cao (VD) chiếm 30% tổng số tiết lí thuyết cộng với tổng số tiết luyện tập
như bài tập, ôn tập, thực hành v.v...
Hệ số h = 70% = 0,7 trên đây dùng để quy đổi số tiết của từng chủ đề gọi là Hệ số quy đổi của đề kiểm tra. Đối với HS giỏi, HS trường trọng điểm
chất lượng cao, thời gian vận dụng nhiều hơn nên có thể lấy hệ số h thấp xuống (từ 0,2 đến 0,5 chẳng hạn).
Đối với HS yếu hoặc HS hệ GDTX có thể lấy cao lên (chẳng hạn từ 0,7 đến 1,0).
Điều chỉnh giá trị h ta sẽ có các mức độ đề khó hoặc dễ khác nhau, vì vậy h còn
được gọi là trọng số của đề kiểm
tra.
2. Tính số
câu hỏi, điểm số cho các chủ đề
Dựa vào khung PPCT để lập bảng tính số câu và điểm số của đề kiểm tra
(còn gọi là Bảng trọng số) sau đây:
Bảng trọng
số:
Nội dung
|
Tổng số tiết
|
TS
tiết lí thuyết
|
Số tiết quy đổi
|
Số câu
|
Điểm số
|
BH (a)
|
VD (b)
|
BH
|
VD
|
BH
|
VD
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
Chủ đề 1:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chủ đề 2:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chủ đề ...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
A
|
|
|
|
|
|
|
|
Cách thực hiện:
- Nhập tên các chủ đề, tổng số tiết, số tiết lí thuyết
(các cột 1, 2 và 3).
- Số tiết quy đổi BH
ở cột 4 (ứng với mức nhận biết, thông hiểu) được tính bằng cách: lấy TS tiết lí thuyết nhân với hệ số h (với HS trung bình lấy h = 0,7).
- Số tiết quy đổi VD
ở cột 5 (ứng với mức vận dụng, vận dụng cao) được tính bằng cách: tổng số
tiết trừ đi số tiết quy đổi BH (cột
2 trừ cột 4).
- Số câu hỏi của BH
hoặcVD được tính như sau:
Gọi a hoặc b là số tiết BH hoặc VD sau khi quy đổi;
A là tổng số tiết toàn ma trận, N là số câu toàn bài thì số câu BH hoặc VD ở cột 6 hoặc 7 được tính theo công thức:
n = [{a (hoặc b)} : A] x N
Kết quả này được làm tròn (số câu là nguyên).
- Điểm số của bài kiểm tra được chia đều cho các câu hỏi.
Căn cứ vào số câu hỏi ta xác định được điểm BH và điểm VD (cột 8 và
cột 9) của mỗi chủ đề và toàn ma trận.
Chú ý:
- Việc làm tròn trên đây cũng như việc thêm bớt số câu ở
các cột của từng chủ đề căn cứ vào tính chất của chủ đề và năng lực thực tế của
HS. Chẳng hạn ở những chủ đề ít kiến thức vận dụng và vận dụng cao thì số câu vận
dụng có thể làm tròn xuống hoặc giảm xuống và làm tròn lên hoặc tăng lên ở các
chủ đề khác, với điều kiện là tổng số câu toàn bài phải đúng như dự kiến ban đầu.
- Cách tính toán như trên không có nghĩa là toàn bộ nội
dung câu hỏi lí thuyết được đưa vào mức độ 1, 2; các bài tập và kiến thức vận dụng
được đưa vào mức độ độ 3, 4. Tính tỷ lệ các mức độ như trên chỉ là dựa vào cơ sở
thời lượng dành cho các mức độ này. Như vậy, những vấn đề lí thuyết khó vẫn có
thể đưa vào các mức độ cao và những bài tập dễ vẫn có thể đưa vào mức độ thấp.
Vấn đề khó khăn nhất của người ra đề kiểm tra (GV, tổ
chuyên môn, hội đồng ra đề, ...) là xác định trọng số nội dung các kiến thức, kĩ năng trong các chủ đề cần kiểm
tra và biên soạn các câu hỏi, bài tập kiểm tra trong đề kiểm tra.
Đối với GV có nhiều kinh nghiệm trước đây, khi ra một đề
kiểm tra thì việc đầu tiên là nghĩ đến tương quan giữa nội dung kiểm tra phần
hình thành kiến thức mới (Nhận biết, Thông hiểu) và nội dung kiểm tra phần luyện
tập, vận dụng (Vận dụng, Vận dụng cao).